Thông tin cần biết về 3 loại thuế hộ kinh doanh phải nộp năm 2019

Hôm nay Minh Khai xin chia sẻ một số Thông tin cần biết về 3 loại thuế hộ kinh doanh phải nộp năm 2019, mời bạn đọc tham khảo để biết chi tiết hơn.

Lệ phí môn bài

Ngoài các trường hợp được miễn lệ phí môn bài quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh được quy định như sau:

  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
  • Hộ kinh doanh có doanh thu có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
  • Hộ kinh doanh có doanh thu có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;
  • Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: được miễn.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm. Trường hợp tổ chức mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.

Thuế giá trị gia tăng

Không chỉ Luật Thuế thu nhập cá nhân miễn thuế cho cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống mà Luật Thuế giá trị gia tăng cũng có chính sách tương tự.

Luật Thuế giá trị gia tăng quy định hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế.

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế của thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ; thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công… là những thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, nếu thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

 

Gọi ngay
Chat zalo
FB Chat fb
Tư vấn tu-van