Hóa đơn điện tử không có mã xác thực là gì? và cách xử lý

Hóa đơn điện tử một trong những phương tiện thanh toán của doanh nghiệp mà hiện giờ khá phổ biến. Nhưng Hóa đơn điện tử không có mã xác thực là gì? và cách xử lý như thế nào? có lẽ nhiều người còn thắc mắc và chưa biết, cho nên hôm nay ketoanhcm.vn xin chia sẻ cũng như cập nhật thông tin chi tiết đến với mọi người. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Hóa đơn điện tử không có mã xác thực được giải thích theo khoản 3, điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

“Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Xử lý khi hóa đơn không có mã xác thực có sai sót

– DN đã lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và gửi cho người mua có sai sót (do người bán hoặc người mua phát hiện) thì:

  • Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót,
  • Đồng thời người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
  • Và người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót gửi cho người mua, cơ quan thuế.

– Trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn, CQT phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì:

  • CQT thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót.
  • Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
  • Và người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua, cơ quan thuế.

Đối tượng sử dụng Hóa đơn điện tử không có mã xác thực được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực:

  • Điện lực
  • Xăng dầu
  • Bưu chính viễn thông
  • Vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy
  • Nước sạch
  • Tài chính tín dụng
  • Bảo hiểm
  • Y tế
  • Kinh doanh thương mại điện tử
  • Kinh doanh siêu thị
  • Thương mại

Và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế

Thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc trường hợp thuộc rủi ro cao về thuế và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Gọi ngay
Chat zalo
FB Chat fb
Tư vấn tu-van