FREE Miễn phí
Luật doanh nghiệp 2014
Phát hành
Số lượt tải về100
Dung lượng4.00 KB

QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 68/2014/QH13Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014

LUẬT

DOANH NGHIỆP

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp.

Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp

  1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
  2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
  3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của doanh nghiệp; trường hợp trưng mua thì doanh nghiệp được thanh toán, trường hợp trưng dụng thì doanh nghiệp được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.

Điều 6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp

  1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ tổ chức.
  2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng và không được cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp; không được cản trở, gây khó khăn cho người lao động tham gia hoạt động trong các tổ chức này.

Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

  1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
  2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
  3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  4. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
  5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
  7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
  8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  9. Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật
  10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  11. Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
  12. Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.

.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN