Bạn không thể kiểm tra tính hợp lệ của tấc cả hóa đơn, và đôi lúc gặp phải những tình huống rũi ro khi nhận hóa đơn của những doanh nghiệp ngừng kinh doanh. Và bạn đang băng khoăn không biết phải xữ lý tình huống như thế nào?
Chúng tôi xin chia sẽ đến các bạn các phương cách xữ lý tình huống này,
Việc đầu tiên bạn cần phải xác minh thời điểm mà bạn nhận hóa đơn đã ngừng hoạt động kinh doanh là khi nào. .
Cách xữ lý hóa đơn của doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh
Khi doanh nghiệp tự phát hiện tìm ra hay được chính cơ quan thuế thông báo cho biết về những hóa đơn mua từ các doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kinh doanh ,điều đầu tiên doanh nghiệp phải xác định thời điểm phát sinh hóa đơn đầu vào là trước hay sau khi doanh nghiệp kia ngừng hoạt đông kinh doanh. Sẽ có 2 trường hợp chúng ta cần lưu ý như sau:
- a) Hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp kia ngừng kinh doanh:
Nếu nằm ở trường hợp hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp kia ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- b) Hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp kia ngừng kinh doanh
Trong trường hợp này thì doanh nghiệp phải kiểm tra xem xét lại. Nếu thật sự doanh nghiệp thực sự có giao dịch với của doanh nghiệp đó và có chứng từ hợp pháp, hóa đơn hợp lý, đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ được cho phép khấu trừ thuế GTGT đầu vào và sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xữ lý hóa đơn của doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh
Chúng ta sẽ có các cách xử lý đối với từng trường hợp :
- a) Trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT
Một khi doanh nghiệp vẫn chưa làm kê khai khấu trừ thuế GTGT thì khi đó Cơ quan thuế sẽ đưa ra một thông báo bằng văn bản gửi cho phía doanh nghiệp biết mà tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT cho các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- b) Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT
Trong trường hợp này thì cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra những nội dung như sau:
– Kiểm tra và xác minh đối với hàng hóa: Hợp đồng mua – bán; địa điểm giao nhận; các hình thức giao nhận hàng hóa; các chi phí khi vận chuyển và quan trọng nhất là chủ sở hữu và xuất xứ của hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa).
– Kiểm tra xác minh thanh toán: Ngân hàng giao dịch; hình thức thanh toán; đối tượng nạp tiền và số lần thực hiện giao dịch
Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm rõ một vài cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh, chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ khác hữu ích hơn. Các bạn còn thắc mắc hoặc cần được tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nhé.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]