Tăng cường thu thuế của doanh nghiệp và quản lý chặt người nộp thuế
Đây là khâu đầu tiên quan trọng nhằm đưa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào diện quản lý của cơ quan thuế.
Trong điều kiện hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xuất hiện ngày càng nhiều với lĩnh vực kinh doanh ngày càng đa dạng. Các doanh nghiệp này là đối tượng trực tiếp nộp thuế do vậy quản lý chặt chẽ các đối tượng này sẽ góp phần không nhỏ trong việc chống thất thu thuế GTGT và TNDN. Để công tác quản lý người nộp thuế có hiệu quả thì cần phải:
Tiến hành phân loại các doanh nghiệp, xác định cụ thể những doanh nghiệp chưa thực hiện chếđộ hóa đơn, chứng từ theo quy định để từ đó có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó cần phải xử phạt nghiêm những doanh nghiệp cố tình vi phạm chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Tiến hành chuyển dần các doanh nghiệp đang nộp thuế trực tiếp trên GTGT sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ để đảm bảo đúng bản chất của thuế GTGT và dễ dàng trong công tác quản lý.
Tăng cường sự phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, chính quyền địa phương nhằm kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp.Tăng cường quản lý lĩnh vực kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng,ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh.Tăng cường quản lý các đơn vị mới ra kinh doanh, các đơn vị chuyển đi nơi khác, các đơn vị từ nơi khác chuyển đến, các đơn vị tạm nghỉ kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh, chưa có mã số thuế mà đã hoạt động cần phải lập biên bản và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó cầnthường xuyên công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, trang web của bộ tài chính về danh sách những doanh nghiệp bỏ trốn, những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, xin cấp mã số thuế nhưng nhiều tháng không kê khai, nộp thuếmà cơ quan thuế không tìm thấy. Sau khi công bố đề nghị các cơ quan có liên quan thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, thu hồi các hóa đơn đã bán cho các doanh nghiệp này nhưng chưa sử dụng hết, tránh hiện tượng các doanh nghiệp này sẽmua bán hóa đơn.
Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế
Hóa đơn, chứng từ là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Đối với thuế TNDN: Hóa đơn, chứng từ là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí được trừ.
Đối với thuế GTGT: Đặc thù của sắc thuế GTGT là việc khấu trừ và hoàn thuế mà hiệu quả thực hiện lại phụ thuộc lớn vào công tác quản lý hóa đơn, chứng từ làm cơ sở xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được hoàn. Nếu công tác quản lý hóa đơn, chứng từ không tốt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng mà điển hình là vấn đề trốn, lậu thuế GTGT gây thất thu cho NSNN.
Thắt chặt công tác quản lý hóa đơn, chứng từ
Thắt chặt công tác quản lý về in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn nhất là hóa đơn các doanh nghiệp tự phát hành. Đảm bảo chỉ có doanh nghiêp có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mới được mua hóa đơn. Để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi cơ quan thuế phải kiểm tra thật kỹ các doanh nghiệp đến xin mua hóa đơn.
Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới thành lập về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ và các tài liệu kèm theo.
Đối với doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế đầy đủ, kịp thời hoặc có tờ khai nhưng nhiều tháng không phát sinh doanh số thì phải tiến hành kiểm tra tại cơ sở.
Đối với các doanh nghiệp tạm nghỉ hoặc bỏ kinh doanh phải tiến hành tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. Trường hợp doanh nghiệpbỏ trốn, không kinh doanh nữa qua kiểm tra nếu thấy còn hóa đơn chưa sử dụng nhưng không khai báo và nộp cho cơ quan thuế thì phải tiến hành thu hồi và thông báo ngay cho các cục, các chi cục thuế khác đồng thời đăng thông tin trên các phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác biết nhằm tránh tình trạng bị lợi dụng.
Phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn việc mua, bán hóa đơn bất hợp pháp trên thị trường.
Khi phát hiện doanh nghiệp có hóa đơn mà liên 1 khác liên 2 thì phải lập tức tiến hành kiểm tra vì các doanh nghiệp này thường là sẽ bỏ trốn nên họ không quan tâm đến việc hóa đơn đúng hay sai.
Cần có các biện pháp, chế tài nghiêm khắc xử lý các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như:
Mọi trường hợp vi phạm về khai báo, sử dụng hóa đơn đều phải bị xử lý hành chính và tạm thời đình chỉ việc bán hóa đơn cho doanh nghiệp và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Chỉ sau khi doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh và nộp phạt thì mới tiếp tục cho sử dụng.
Nếu hóa đơn mua hàng mà người bán không viết đầy đủ các chỉ tiêu mà người mua vẫn chấp nhận thì ngoài việc không cho khấu trừ thuế người mua còn bị phạt hành chính vì sử dụng hóa đơn không đúng quy định.
Cần nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào việc sử dụng, đối chiếu hóa đơn.
Tăng cường kiểm tra doanh thu.
Doanh thu là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp thường kê khai doanh thu không đúng với tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường tìm cách để làm giảm doanh thu nhằm trốn,lậu thuế. Do vậy một trong những cách để hạn chế tình trạng thất thu thuế doanh nghiệp là kiểm tra chặt chẽ doanh thu để xác định doanh thu tính thuế của doanh nghiệp.
Quản lý chặt chẽ hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan tới doanh thu kỳ đang tính. Cần kiểm tra số lượng hàng hóa, vật liệu mua vào, đối chiếu với hàng tồn kho, định mức tiêu hao để xác định chính xác số lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong kỳ cũng như nguyên liệu đã dùngđể sản xuất các hàng hóa, dịch vụđó.
Tăng cường kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hồ sơ khai thuế với các loại sổ sách như sổ nhật ký bán hàng, các loại sổ chi tiết…
Bên cạnh đó cũng cần đối chiếu với doanh thu của các kỳ trước đó để xem có sự biến động về doanh thu không. Nếu doanh thu biến động lớn trong khi các khoản chi phí cũng như quy mô không đổi thì cần phải chú ý kiểm tra ngay.
Tăng cường kiểm tra các khoản chi phí được trừ.
Cùng với doanh thu chi phí được trừ là bộ phận quan trọng trong việc xác định thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp do vậy các doanh nghiệp cùng với việc tìm cách khai giảm doanh thu là khai tăng các khoản chi phí được trừ. Chính vì vậy cùng với việc kiểm tra doanh thu cần phải tiến hành kiểm tra các khoản chi phí được trừ. Để công tác kiểm tra này đạt kết quả tốt thì cơ quan thuế cần phải:
Xem xét tình hình kế toán của đơn vị như: hình thức kế toán, phương pháp kế toán… để có thể xác định các định khoản, nếu doanh nghiệp có vi phạm thì có thể phát hiện được. Muốn thực hiện tốt được thì đòi hỏi cán bộ thuế phải am hiểu vềkế toán, về cách thức hạch toán chi phí.
Khi kiểm tra nếu thấy có các khoản chi phí mà có sự đột biến thì cần phải chú ý quan tâm xem xét vì khi doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, ổn định thị trường thì các khoản chi phí này rất ít biến động mà nếu có thì biến động rất ít.
Nếu phát hiện phát sinh một số khoản chi mà năm trước không có thì cũng cần phải quan tâm. Thông thường chỉ khi doanh nghiệp mở rộng thị trường, chuyển đổi lĩnh vực đầu tư thì mới có khả năng xuất hiện các khoản chi mới hoặc các khoản chi trước kia doanh nghiệp giấu đi đến nay bị phát hiện.
Chỉ có khoản chi nào có đầy đủ hóa đơn, chứng từ có hạch toán vào sổ sách, có liên quan đến doanh thu trong kỳ tính thuế thì mới cho hạch toán vào các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế. Ngoài ra những khoản chi mặc dù có đầy đủ chứng từ theo quy định nhưng cũng không cho khấu trừ như tài sản cố định đã khấu hao hết, tiền thưởng cho người lao động nhưng không có trong hợp đồng.