Kinh nghiệm cần tránh cho 20 lỗi kế toán theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP mà bạn cần biết để phòng tránh những lỗi này nhé! Mời bạn đọc cùng theo dõi
- In sổ sách kế toán không có ngày tháng, không ký, không đánh số trang, không giáp lai: Phạt từ 01-02 triệu đồng.
- Không lập báo cáo kiểm kê hoặc báo cáo kiểm kê tài sản không có đầy đủ chữ ký: Phạt từ 01-02 triệu đồng.
- Tẩy xoá chứng từ kế toán, ký chứng từ bằng mực đỏ, hoặc đóng dấu chữ ký: Phạt từ 03-05 triệu đồng.
- Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung theo quy định: Phạt từ 03-05 triệu đồng.
- Không cung cấp đầy đủ tài liệu cho đoàn kiểm tra: Phạt từ 03-05 triệu đồng.
- Chữ ký không thống nhất: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Chứng từ không đầy đủ chữ ký theo quy định: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Hư hỏng, mất mát chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Hạch toán sai tài khoản kế toán: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Lập BCTC không đủ nội dung, không đúng biểu mẫu: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- BCTC không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, giám đốc: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 3 tháng: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, hư hỏng, mất mát trong thời gian lưu trữ: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Không bổ nhiệm lại KTT theo thời hạn quy định, thay đổi nhưng không thông báo: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Không dịch chứng từ kế toán từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: Phạt từ 05-10 triệu đồng.
- Áp dụng sai chế độ kế toán, chữ viết, chữ số, đơn vị tiền tệ: Phạt từ 10-20 triệu đồng.
- Không lập chứng từ kế toán khi có nghiệp vụ phát sinh: Phạt từ 20-30 triệu đồng.
- Chi tiền khi chứng từ chưa có ký duyệt của người có thẩm quyền: Phạt từ 20-30 triệu đồng.
- Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán: Phạt từ 20-30 triệu đồng.
- Không nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Phạt từ 40-50 triệu đồng.