Hôm nay xin Chia sẻ 3 bước làm sổ sách kế toán doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng đến với mọi người, hãy cùng theo dõi tham khảo để biết thêm những thông tin cần thiết và hữu ích cho công việc của mình nhé!
Tập hợp – xác định chi phí cho doanh nghiệp nhà hàng
Là những yếu tố quan trọng trong việc xác định chi phí của Doanh nghiệp.
- Bảng lương: Căn cứ vào Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH.
- Bảng khấu hao : Căn cứ vào Thông tư 45/2015/TT-BTC.
- Bảng chi phí trả trước.
- Bảng nhập xuất tồn kho, bảng tính giá thành sản phẩm để xác định giá vốn hàng bán, giá vốn NVL,CCDC xuất kho “Giá vốn tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ”
- Các chi phí khác liên quan
Gọi ngay cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu hay thắc mắc
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Các chứng từ hóa đơn, ngân hàng, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng lương, bảng khấu hao, bảng phân bổ,… sẽ được định khoản vào các tài khoản liên quan lên sổ kế toán.
- Hóa đơn mua vào của Doanh nghiệp có thể là hóa đơn đỏ hoặc bảng kê hàng mua về theo Mẫu 01/TNDN => Kế toán lập phiếu nhập kho => Căn cứ vào hóa đơn + Bảng kê và phiếu xuất kho => Kế toán định khoản lên sổ nhật ký chung.
- Hóa đơn bán ra của Doanh nghiệp thì căn cứ vào liên 3 của hóa đơn để hạch toán vào sổ đồng thời làm căn cứ để lập phiếu xuất kho.
Cam kết hỗ trợ 24/7 trong mọi tình huống
Tập hợp đầy đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lý và hợp lệ
Chứng từ hóa đơn: Phải tuân thủ 3 nguyên tắc “Hợp pháp, hợp lý và hợp lệ” gồm có
Hóa đơn hợp pháp
- Hóa đơn phải được đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận cho phát hành.
- Hóa đơn do cơ sở sản xuất kinh doanh tự in thì phải in theo mẫu quy định và được cơ quan thuế chấp nhận mẫu hóa đơn điện tử đó.
Hóa đơn hợp lệ
Hóa đơn hợp lệ được hiểu là sự phù hợp với các thông lệ, hóa đơn phải đảm bảo đủ nội dung và chỉ tiêu, yêu cầu ghi trên hóa đơn như:
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm lập hóa đơn, họ tên người mua, người bán, địa chỉ Công ty mua bán, mã số thuế, hình thức thanh toán bằng tiền mặt (Nếu trả bằng tiền mặt), chuyển khoản (Nếu trả bằng tiền gửi ngân hàng).
+ Ghi rõ số thứ tự, tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền, thuế suất, thuế GTGT (Nếu có) và tổng tiền thanh toán trên hóa đơn.
+ Phải có chữ ký của người mua, người bán, chữ ký của Giám đốc, nếu không có chữ ký của Giám đốc thì phải có giấy ủy quyền và đóng dấu treo ở bên phía góc trái của hóa đơn.
– Hóa đơn được lập phải theo đúng nguyên tắc yêu cầu của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 03 năm 2014
Hóa đơn hợp lý
Khi nói đến tính hợp lý là nói đến chi phí hợp lý, chi phí của những hóa đơn hợp pháp, hợp lệ vẫn chưa đủ mà phải có cả tính hợp lý của hóa đơn. Nội dung trên hóa đơn phải đúng và phù hợp với nội dung kinh doanh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được cấp giấy phép hoạt động của Doanh nghiệp.
Chứng từ hóa đơn không có đầu vào
- Đối với Nhà Hàng thì việc mua hàng không có hóa đơn xảy ra rất nhiều chủ yếu là các mặt hàng đồ ăn, hàng hóa mua về thương là mua của cá nhân, mua ngoài chợ, trong các cửa hàng không có hóa đơn GTGT.
- Đối với các mặt hàng mua vào không có hóa đơn kế toán phải căn cứ vào lượng hàng thực tế mà Doanh nghiệp mua về lập bảng kê thu mua hàng không có hóa đơn theo Mẫu 01/TNDN của Thông tư 78/2013/TT-BTC quy định về thuế TNDN.
Chứng từ ngân hàng
Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, séc (Nếu trường hợp chuyển điện tử phải có xác nhận chuyển internet banking).
– Giấy báo có: Giấy báo có nộp tiền vào tài khoản hoặc các phiếu hạch toán nộp tiền vào tài khoản của nhân viên Công ty, hoặc là phiếu chuyển tiền của Khách hàng.
– Phiếu hạch toán ngân hàng gồm:
+ Sổ phụ ngân hàng.
+ Sao kê ngân hàng.
– Các chứng từ ngân hàng thường phát sinh các khoản giao dịch mua bán hoặc các giao dịch khác liên quan qua ngân hàng của Doanh nghiệp.
Các chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Qua nộp thuế điện tử hoặc qua nộp bằng tiền mặt vào kho bạc)
- Thuế TNDN (Khi phát sinh số thuế phải nộp của quý, của năm).
- Thuế GTGT (Khi phát sinh của tháng, quý phải nộp).
- Thuế TNCN (Khi phát sinh của tháng, quý, năm phải nộp).